Home » Archives for 2016
KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN BIỂU TÌNH NÚP DƯỚI BÓNG “ NGÀY VÌ MÔI TRƯỜNG ”
21:05 | Sau sự việc cá biển chết hàng loạt ở các tỉnh miền trung như : Quảng Bình, Hà Tĩnh , Thừa Thiên Huế. Các tổ chức phản động, thế lực thù địch đã nhân cơ hội này để tung tin xuyên tạc, lợi dụng để kích động biểu tình – phá hoại, gây rối an ninh trật tự…
Chỉ ít ngày sau đó, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện những lời kêu gọi xuống đường biểu tình vì môi trường, vì công bằng, công lý.. Nhưng hành động xuống đường phản đối có cần thiết hay không? Những người yêu nước xuống đường chung với những gương mặt “thích biểu tình”, thích quấy rối và nhiều gương mặt “có vấn đề” với Chính quyền có đạt được đúng mục đích ban đầu của lời kêu gọi hay là mục đích khác?
Ngay sau khi kết thúc cái gọi là “biểu tình”, tuần hành ôn hòa, chỉ cần lướt qua một loạt các trang web, blog… người đọc nếu không tỉnh táo sẽ dễ bị rơi vào trận địa thông tin với những lời lẽ tuyên truyền láo lếu “nào là đàn áp, nào là bắt bớ”. Vấn đề ở đây là xen lẫn trong những đoàn người đó là những gương mặt khá quen thuộc.
Ngày 1/5/2016 vừa qua, lợi dụng kỳ nghỉ lễ dài ngày của cả nước, bọn chúng đã tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, ùn ra cả lòng lề đường, dẫn tới ách tắc giao thông, cản trở người dân đi chơi ngày lễ và gây mất mỹ quan đô thị ở những địa điểm đông khách du lịch trong và ngoài nước. Vẫn là lác đác những gương mặt đã "nhờn" như Nguyễn Xuân Diện, Trương Văn Dũng … Những con người của Tổ chức Việt Tân. nếu đủ tỉnh táo các bạn có thể nhận ra họ là ai và vì sao lại luôn hăng hái xuống đường biểu tình bất cứ lúc nào miễn có lý do nào đó. Những “ngọn cờ” ấy, nếu chịu khó tìm đọc trên các trang web (thậm chí là những trang web của các tổ chức phản động khác nhau ở hải ngoại) cũng có thể vạch trần bộ mặt thật của họ….
Làm gì khi lòng yêu nước của chúng ta bị lợi dụng, và vô tình ta đã tiếp tay cho các phần tử phản động núp bóng đả kích Chính quyền mình. Nếu để ý, chúng ta dễ dàng nhận thấy các biểu ngữ như: Tôi chọn cá, chúng tôi yêu môi trường, tội ác Formosa chỉ bé tí bằng tờ A4. Còn biểu ngữ to “Cá cần nước sạch, nước cần minh bạch”; “Chúng tôi cần biển xanh,nắng vàng, không cần sắt thép”. Những biểu ngữ này thực chất là nhằm vào chính phủ. Là mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN từ phía các thế lực thù địch.
Tình trạng cá chết bất thường tại 1 số tỉnh miền Trung trong mấy ngày qua đã gây nhiều thiệt hại cho ngư dân tại các tỉnh này nói riêng và người tiêu dùng nói chung. Việc tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng trên không phải là điều dễ dàng, nhanh chóng có kết quả vì đây là vấn đề khoa học chuyên sâu, có tính liên ngành cao nên cần phải có thời gian để đưa ra kết luận chính xác, khách quan nhất.
Mỗi người dân cần hết sức tỉnh táo, nâng cao tính cảnh giác, đề phòng trước những giọng điệu u mê, rủ rê, lôi kéo, kích động biểu tình trái phép đội lốt "bảo vệ môi trường" từ các cá nhân, thế lực thù địch, các tổ chức phản động.
Đàm Trí Tuệ
Không cho phép xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cuộc bầu cử đại biểu quốc hội
20:43 |Càng gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị càng quyết liệt chống phá. Trong đó, chúng xuyên tạc vai trò chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cuộc bầu cử lần này, cần phải vạch mặt và bác bỏ.
Hiện nay, trên một số trang mạng tự gọi là “lề dân”, có kẻ cho rằng: Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, việc đề cử chỉ là “độc quyền của Đảng” và các tổ chức “nối dài” của họ. Ngoài “vài” người được Đảng lựa chọn “ngầm”, hầu hết những người tự ứng cử bị loại bỏ một cách “không thương tiếc”(!). Và người ta “kêu gọi” các nhà “dân chủ” mạng hãy “tự ứng cử”; hô hào “ký tên” ảo, tung hô, ủng hộ cho người này, người kia,… để gây rối, phá hoại Cuộc bầu cử.
Mới đây, theo “mạch” tư duy kỳ thị với chế độ, chống phá Nhà nước, người ta lại tung lên mạng nhiều bài viết về “tính chính danh” của Cuộc bầu cử này. Theo họ, các cuộc bầu cử ở Việt Nam không có tính “chính danh” (!). Vậy sự thực như thế nào?
Như mọi người đều biết, cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, người dân Việt Nam chưa bao giờ biết đến quyền công dân, quyền con người. Trong khi đó, các quyền này của người dân ở các quốc gia như Hà Lan, Anh (thế kỷ XVII); ở Mỹ, Pháp (thế kỷ XVIII) đã được hưởng (sau các cuộc cách mạng dân chủ tư sản). Đối với nước ta, thực dân Pháp, tiếp đó là đế quốc Mỹ đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược chẳng những không mang lại quyền công dân, quyền con người cho nhân dân Việt Nam, mà còn áp đặt chế độ thống trị trên cơ sở bảo tồn chế độ phong kiến thối nát, tàn bạo. Các quyền công dân và quyền con người chỉ đến với nhân dân Việt Nam qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Cuộc bầu cử đầu tiên của nhân dân Việt Nam vào ngày 06-01-1946, diễn ra ngay trong lúc thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn. Sau đó, Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và Hiến pháp đầu tiên của nhân dân ta - Hiến pháp năm 1946 ra đời. Sự kiện này diễn ra cho đến nay đã tới 2/3 thế kỷ (70 năm). Tất nhiên, nhân dân ta cũng đã trải qua 13 lần bầu cử đại biểu Quốc hội, trong những bối cảnh chính trị khác nhau. Có những cuộc bầu cử diễn ra trong chiến tranh, có những cuộc bầu cử diễn ra trong thời kỳ hòa bình và gần đây là những cuộc bầu cử trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Cho dù hoàn cảnh nào, các cuộc bầu cử của nhân dân ta vẫn chọn ra được các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho nhân dân Việt Nam. Tất nhiên, trong đó có người đã thoái thác trách nhiệm nhân dân giao phó, đào tẩu và có cả người bị bãi miễn. Tuy nhiên, không phủ nhận rằng, tất cả các cuộc bầu cử nói trên đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và các tổ chức, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể triển khai thực hiện theo Luật Bầu cử và nghị quyết của Thường vụ Quốc hội. Thực tế cho thấy, đa số ứng cử viên của Đảng đã trúng cử và khẳng định xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri. Điều này không có gì khó hiểu và cũng không có gì là bất bình thường cả!
Ở các quốc gia theo chế độ đa đảng, cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên của đảng mà họ lựa chọn. Do đó, số đại biểu của các đảng chính trị trong nghị viện, quốc hội thường chiếm đa số. Sự trúng cử của số đại biểu tự do là rất ít. Ở Việt Nam cũng như những quốc gia theo chế độ một đảng lãnh đạo, đương nhiên, đại biểu quốc hội (nghị viện), đảng viên của đảng chiếm đa số.
Vậy tính chính danh của một cuộc bầu cử là gì?
Trước hết, tính chính danh của một cuộc bầu cử dựa trên tiền đề chính trị, đó là chế độ chính trị và lực lượng lãnh đạo, cầm quyền chế độ đó có “chính danh” không?
Có một sự thật là - không ở đâu và bao giờ một quần thể, một đám đông quần chúng hay nhân dân tự mình đứng lên cầm quyền cả. Chỉ những kẻ mỵ dân và ấu trĩ về tri thức chính trị mới cho rằng, vai trò cầm quyền của người dân là tự lập. Sự phân chia giai cấp, phân tầng xã hội tất yếu sẽ dẫn đến việc ra đời các tổ chức chính trị, những đảng chính trị. Đến lượt nó, những đảng chính trị này thông qua hiến pháp, pháp luật (còn gọi là khế ước xã hội), họ trở thành lực lượng lãnh đạo, cầm quyền nhà nước và xã hội. Đồng thời, lực lượng chính trị cầm quyền này thiết lập các cơ chế quản lý nhà nước và xã hội theo quan điểm của mình. Cơ chế đó bao gồm tổ chức nhà nước: cơ quan quyền lực hay lập pháp (quốc hội), cơ quan hành pháp (chính phủ), cơ quan tư pháp (kiểm sát, tòa án). Cho đến nay, đã có nhiều thể chế tổ chức nhà nước vận hành khác nhau, trong đó có chế định của hiến pháp về bầu cử.
Ở nước ta, tính chính danh của các cuộc bầu cử dựa trên thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã hơn 70 năm, từ khi nhân dân ta giành được độc lập (năm 1945) đến nay. Việc nhân dân Việt Nam thông qua Hiến pháp như thế nào tùy thuộc vào quy định của Quốc hội. Không ai có quyền áp đặt cách thức phê chuẩn Hiến pháp phải như thế này hay như thế khác cho nhân dân Việt Nam. Quan niệm “người dân Việt Nam chưa được thực hiện việc chuẩn thuận bất kỳ một bản Hiến pháp nào” là hoàn toàn xa lạ với nhân dân ta! Còn nhớ, trước khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến pháp năm 2013, văn kiện này đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân, kể cả đồng bào ta ở nước ngoài. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam là một trong những bản Hiến pháp tiến bộ, đã cập nhật nhiều giá trị chung của nhân loại, nhất là bản Hiến pháp này đã hiến định tất cả các quyền con người.
Họ cho rằng, trong các cuộc bầu cử, “người dân được đi bầu nhưng toàn bộ quá trình, quy trình, thủ tục bầu cử vẫn bị chi phối, chịu tác động bởi Đảng Cộng sản Việt Nam”, thì điều này lại càng dễ hiểu. Đó là sự hiển nhiên. Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã hiến định vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội, chẳng lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam để Cuộc bầu cử này cho các “nhà dân chủ mạng” dẫn dắt theo quan điểm của phương Tây?
Tất nhiên, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào ngoài việc bảo đảm đầy đủ các quyền bầu cử, ứng cử của công dân, bảo đảm an toàn cho cuộc bầu cử, đồng thời ngăn ngừa kẻ xấu lợi dụng quyền dân chủ để phá hoại các cuộc bầu cử.
Trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của Việt Nam năm 2015 có quy định về Hội nghị Hiệp thương. Đây là hội nghị giữa các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội nghị Hiệp thương cùng với vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia là cơ chế dân chủ quan trọng trong bầu cử Quốc hội. Hội nghị Hiệp thương nhằm bảo đảm đúng tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu (bảo đảm đầy đủ các giai cấp, tầng lớp, thành phần dân tộc, giới tính, tôn giáo,… tham gia) và tạo ra sự đồng thuận xã hội.
Thực tế cho thấy, nếu không có hoạt động hiệp thương thì không thể có một danh sách đề cử mang đầy đủ tính đại diện cho cơ quan quyền lực. Do đó, không thể bảo đảm quyền của người dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước. Thực tế cũng cho thấy, cử tri thường dựa vào kết quả hiệp thương để cân nhắc khi bỏ phiếu cho ứng cử viên nào.
Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 04-01-2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 yêu cầu:
- Bảo đảm Cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật; giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, “Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ,…”.
- Cuộc bầu cử lần này cần chú ý đến cơ cấu đại biểu: giảm hợp lý số đại biểu công tác tại cơ quan hành chính; tăng số lượng đại biểu chuyên trách; bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, v.v. Trong Chỉ thị này, hoàn toàn không có chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền bầu cử hoặc yêu cầu cử tri phải bỏ phiếu bầu cho đại biểu của Đảng.
Như vậy, ai đó cho rằng: các cuộc bầu cử ở Việt Nam như “một mâm cơm đã được soạn sẵn, ăn gì, ăn bao nhiêu, mắm muối thế nào đã được hệ thống quyền lực áp đặt trước”, người dân “không thể chọn được người thực sự đại diện cho mình” là một sự xuyên tạc trắng trợn, thủ đoạn chính trị xấu xa, hòng làm giảm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam và chuyển hóa chế độ xã hội ta sang mô hình “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập.
Những công dân Việt Nam chân chính và tất thảy những người có lương tri trên thế giới không bao giờ chấp nhận và cho phép những âm mưu và hành động thâm độc, nguy hiểm đó tồn tại làm vẩn đục bầu không khí bầu cử dân chủ ở nước ta - ngày hội lớn của toàn dân.
TRUNG THÀNH
Nguồn: tapchiqptd.vn
“Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị"
02:35 |Một trong những cống hiến đặc sắc của Hồ Chí Minh cả mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề Đảng là Người đã kết hợp một cách đúng đắn và nhuần nhuyễn tính giai cấp, tính tiền phong, tính trí tuệ, tính đạo đức và tính quần chúng trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và rèn luyện đảng viên. Trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta, một nước thuộc địa, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là "sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước". Như vậy ngay từ đầu, Đảng đã bắt rễ sâu trong "miếng đất màu mỡ" của dân tộc mang trong mình sự gắn bó chặt chẽ vấn đề giai cấp và dân tộc và Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, kết hợp giác ngộ dân tộc với giác ngộ giai cấp trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2 - 1951), Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam"([1]). Năm 1953, Hồ Chí Minh viết: “ Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc…Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”(2). Năm 1957, Hồ Chí Minh khẳng định lại: “ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc”(3). Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, năm 1961, Người nhắc lại: "Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư thiên vị"(4).
Nói tới một đảng cộng sản chân chính trước hết phải nhận thức đó là đảng của giai cấp công nhân, tức là nói tới tính giai cấp, đảng mang bản chất giai cấp công nhân. Đảng ta từ lúc ra đời và suốt quá trình xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân. Những biểu hiện cụ thể là xác định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đi tới chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội. Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin. Nguyên tắc tổ chức,sinh hoạt là tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, đoàn kết thống nhất.
Cùng với tính giai cấp, Đảng phải giữ vững tính tiền phong, nghĩa là Đảng luôn luôn ở vị trí đi đầu, dẫn đầu, hăng hái, tích cực nhất.. Đảng đứng mũi chịu sào, đi tiên phong, có mặt trong quần chúng nhưng không bao giờ đứng trên hoặc theo đuôi quần chúng.
Những vấn đề đó từ Mác đến Lênin, đặc biệt là Lênin đã khẳng định và nhiều lần nhấn mạnh, sau đó Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá vấn đề "trở thành dân tộc" trong lý luận Mác-Lênin phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam nơi mà chủ yếu là nông dân và các thành phần yêu nước khác, còn giai cấp công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Dưới ánh sáng lý luận Mác- Lênin và từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân mà không triệt tiêu vấn đề dân tộc trong Đảng; nói "Đảng của dân tộc Việt Nam" mà không làm mất và giảm lập trường giai cấp; ngược lại là một minh chứng hùng hồn cho "Đảng của giai cấp công nhân". Bản chất giai cấp của Đảng càng sâu sắc thì tính dân tộc càng đậm nét; tính dân tộc càng đậm nét thì càng làm cho tính giai cấp sâu sắc hơn. Hai tính chất này bổ sung cho nhau để khẳng định một đảng cách mạng chân chính theo đúng nguyên lý Đảng kiểu mới của Lênin, nhưng ra đời và trưởng thành ở một nước thuộc địa.
Căn cứ vào luận điểm kinh điển và tuân thủ những quan điểm của Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản thì chỉ cần khẳng định Đảng ta là "Đảng của giai cấp công nhân" là đủ. Nhưng một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh là Người đã bổ sung một vế "đồng thời cũng là Đảng của dân tộc Việt Nam". Vì thế, cần thấm nhuần bản lĩnh và trí tuệ của Người trên mấy mặt:
Một là, về mặt bản chất giai cấp của Đảng thì chỉ có một, đó là Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, nhưng cơ sở xã hội của Đảng là toàn dân tộc. Mọi công dân Việt Nam – chớ không phải chỉ có giai cấp công nhân- qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Hai là, Đảng có trách nhiệm to lớn không chỉ đối với giai cấp công nhân, mà còn đối với nhân dân lao động và cả dân tộc. Trách nhiệm này vừa có tính chiến lược lâu dài, là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới, vừa mang tính lợi ích cụ thể. Hồ Chí Minh khẳng định: "Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hoá lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hoá tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân"(5). Trách nhiệm này đồng thời cũng là vinh dự của Đảng. Bởi vì nếu Đảng làm được điều đó thì Đảng vừa "bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta"(6). Đảng ta không thiên tư thiên vị, lo việc cho cả nước. Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Đó là một trong những lý do làm cho Đảng ta vĩ đại.
Ba là, Đảng của dân tộc Việt Nam nghĩa là Đảng có một cội nguồn vững chắc tạo nên sức mạnh to lớn cho Đảng là dân tộc; đó là những "đồng bào" tuy chưa phải là đảng viên nhưng vẫn luôn tự hào nói tới "Đảng ta". Vì vậy, nói tới Đảng của dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện Đảng cầm quyền, thì một yêu cầu cơ bản, xuyên suốt đối với Đảng là Đảng phải gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng.
Tóm lại, khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam là một luận điểm mới của Hồ Chí Minh, bổ sung vào học thuyết về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Hạt nhân sáng tạo thể hiện trí tuệ và bản lĩnh của Hồ Chí Minh ở luận điểm này là những yếu tố yêu nước và dân tộc, trên lập trường giai cấp công nhân, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trước đây, trong thập kỷ ba mươi, có lúc Hồ Chí Minh bị hiểu lầm, bị đánh giá là nặng về dân tộc, nhẹ về giai cấp, là người "dân tộc chủ nghĩa". Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy việc gắn bó hữu cơ giữa giai cấp và dân tộc là hoàn toàn đúng đắn. Bước vào thập kỷ sáu mươi, khi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang tồn tại cả khuynh hướng giáo điều và xét lại, nhưng Hồ Chí Minh vẫn đầy đủ bản lĩnh, không sợ bị quy kết vào khuynh hướng xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin. Người cũng không rơi vào bệnh dập khuôn, giáo điều mà vươn tới tầm nhìn biện chứng, sáng tạo giữa tính giai cấp và tính quần chúng, giữa giai cấp và dân tộc. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong cách mạng giải phóng dân tộc, mà cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn hiên nay, Đảng ta xác định xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhiệm vụ hàng đầu là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Đảng ta nhấn mạnh việc học tập và vận dụng nhuần nhuyễn tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đấu tranh chống suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Gốc rễ của vấn đề là Đảng gắn bó với dân, lấy dân làm gốc. Đảng đồng hành cùng dân tộc. Đảng lãnh đạo nhưng dân làm chủ. Bác Hồ dạy “ có dân là có tất cả”. Nếu “ cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại” (7). Đảng ta trong công cuộc đổi mới đã rút ra bài học quan trọng: “ Từ trước đến nay, bất cứ việc gì đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, của toàn Đảng, được nhân dân và toàn Đảng đồng lòng góp sức thì nhất định thắng lợi (8). Gần đây, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006), một trong những vấn đề đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nêu lên là Đảng ta xác định bản chất giai cấp của Đảng: “ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”(9). Đây chính là Đảng ta đã thật sự trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng. Quán triệt sâu sắc và làm đúng điều này là một động lực của tiến trình cách mạng.
PGS. TS. Bùi Đình Phong
Nguồn: http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/
Chú thích:
1, Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb CTQG 1995, t6, tr 175
2, Sdd, t.7, tr.230-231
3, Sdd, t. 8, tr.295
4, Sdd, t.10, tr.467.
5- 6, Sdd, t10, tr 4
7, Sdd, t.5, tr.286
8, ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb.CTQG, H,tr. 61
9, Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thứ X, Nxb. CTQG, H, 2006, tr. 130
Chủ nghĩa Mác – Lê-nin – học thuyết khoa học, cách mạng, sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta
23:25 |Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác – Lê-nin ngày càng được thực tiễn chứng minh tính cách mạng, khoa học, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam và vũ khí lý luận sắc bén cho hành động cách mạng của giai cấp công nhân và các chính đảng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào thoái trào, chủ nghĩa Mác – Lê-nin luôn bị các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc sự thật bóp méo, phủ nhận. Chúng hô hào, tung ra những luận điệu đặc biệt nguy hại, như: “Chủ nghĩa Mác chỉ là sản phẩm của nền công nghiệp cơ khí thế kỷ XIX, không thể áp dụng trong nền khoa học và công nghệ hiện đại với quy mô toàn cầu hiện nay”(!). “Chủ nghĩa Mác là sản phẩm của nền công nghiệp phương Tây, không phù hợp với văn hóa phương Đông và Việt Nam”(!). Cả lý luận và thực tiễn cho thấy, đó là những quan điểm sai trái, xuyên tạc và bịa đặt.
Sở dĩ khẳng định được điều đó, xuất phát từ mục tiêu, lý tưởng mà chủ nghĩa Mác – Lê-nin là khát vọng chân chính về tiến bộ của nhân loại. Đó là, giải phóng con người hoàn toàn khỏi ách áp bức, bóc lột, làm cho con người được ấm no, tự do và hạnh phúc. Đây là ước vọng của toàn nhân loại ở khắp năm châu chứ không chỉ ở phương Tây và đâu phải chỉ đến cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XIX – XX mới có. Ước vọng đó có từ chế độ cộng sản nguyên thủy đến nay. Mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những mong muốn, ước vọng ngàn đời của con người và hoạch định trước về mục tiêu, hướng đích mà con người tất yếu phải đi tới một xã hội tương lai không còn áp bức, bóc lột, bất công. Logic về sự lựa chọn con đường tới đích cuối cùng của xã hội hiện thực ở cả phương Tây lẫn phương Đông đều nằm trong cái tất yếu mà chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã khái quát, tiên liệu.
Lịch sử đã chứng minh chủ nghĩa Mác – Lê-nin là khoa học biện chứng, hiện đại. Đây là khoa học nghiên cứu, luận giải về những quy luật phổ biến về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; về cách mạng của quần chúng bị áp bức, bóc lột, về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Giá trị bền vững tự nhiên của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là sự chính xác về khoa học, tính toàn diện, hệ thống và biện chứng, nhằm giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi áp bức, bóc lột và mọi sự tha hóa, thực hiện một xã hội công bằng, nhân đạo. Thử hỏi, trước hay cùng thời với C.Mác, V.I.Lê-nin có khoa học nào đưa ra được một học thuyết hoàn bị đến như vậy? Sau C.Mác và V.I.Lê-nin có ai đưa ra được một khoa học về xã hội với mục tiêu tiến bộ, triệt để như các ông? Mục tiêu mà C.Mác và V.I.Lê-nin đưa ra chẳng phải là ước mơ ngàn đời nay của người lao động chân chính sao? Chẳng phải là sự kết thúc mà những kẻ áp bức, bóc lột cả “truyền thống” lẫn hiện đại khiếp sợ nhất đó sao? Vì vậy, sự bịa đặt, xuyên tạc, bài bác các lý tưởng cao đẹp của con người nói chung, chủ nghĩa Mác – Lê-nin nói riêng đã thuộc về bản chất của những người có ý thức hệ đối lập, thù địch. Tuy vậy, cứ mỗi lần phải chống lại các trào lưu tư tưởng đối lập thì lại một lần chủ nghĩa Mác – Lê-nin chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình; các tư tưởng tư sản phản động, các loại chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản, chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa vô chính phủ và đủ loại “sắc mầu” khác đều thất bại, nhục nhã ê chề. Những thế lực và những cá nhân xu thời dù có khuấy động, tranh thủ ít nhiều một bộ phận dân chúng, những người mơ hồ, ảo tưởng về một xã hội được trang điểm bằng những nhãn mác “dân chủ”, “công bằng”, “bình đẳng”, ngoài lý tưởng, con đường mà chủ nghĩa Mác – Lê-nin vạch ra đều vỡ mộng, bị nhân dân lao động từ chối, lên án và lịch sử phủ nhận.
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, về lý luận kinh tế là học thuyết giá trị thặng dư và phát kiến vĩ đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nội dung cơ bản là học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội cùng với việc chỉ rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,... đã chứng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin cho đến nay vẫn là đỉnh cao trí tuệ nhân loại về khoa học xã hội, chưa gì có thể thay thế được. Việc bổ sung, phát triển hoàn thiện của các Đảng Cộng sản là tất yếu, song, không vì thế mà làm mất đi tính khoa học của nó. Với giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới, chủ nghĩa Mác – Lê-nin luôn là vũ khí lý luận sắc bén để đấu tranh tự giải phóng mình; còn với các giai cấp áp bức, bóc lột (nhất là giai cấp tư sản), chủ nghĩa Mác – Lê-nin mãi là nỗi khiếp đảm, sợ hãi nhất. Cho dù, họ cố tình bóp méo, xuyên tạc thế nào chăng nữa, chủ nghĩa Mác – Lê-nin vẫn luôn trường tồn, với sức sống dẻo dai và giá trị bền vững xuyên suốt thời gian, không gian trong xã hội loài người.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, các chính trị gia tư sản phản động đã và đang hí hửng tung ra đủ thứ lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, rêu rao về sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa cộng sản, về “Sự tận cùng của lịch sử”, về “Chiến thắng không cần chiến tranh”, v.v. Thật đáng tiếc, có những người một thời được coi là người mác xít, giờ đây lại xuyên tạc, bác bỏ, công kích chủ nghĩa Mác – Lê-nin và cách mạng nước ta. Họ cho rằng, học thuyết đó đã “lỗi thời”, “bị lịch sử bỏ qua”(!) Để tăng thêm “sức nặng” quan điểm của mình, họ thường dùng các chiêu trò: viện dẫn những sai lầm, thiếu sót của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nhất là Liên Xô (cũ), ra sức chứng minh “kinh tế tri thức, nền văn minh tin học không dung nạp chủ nghĩa xã hội”,… để rồi quy kết: “sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở một mảng lớn trên thế giới chứng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin là một sai lầm”(!). Họ hô hào thay Đại hội XII của Đảng bằng một “Hội nghị Diên Hồng thời đại mới để chung sức tìm ra một giải pháp chính trị cho đất nước đang lâm vào khủng hoảng và bế tắc”, v.v. Nhưng họ không hiểu hay cố tình không hiểu “Học thuyết Mác là học thuyết vạn năng, vì nó là một học thuyết chính xác. Đó là một học thuyết cân đối và hoàn bị, nó cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ sự mê tín nào, một hành vi phản động nào, một hành vi bảo vệ sự áp bức của tư sản”.
Thực tiễn cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy thoái kinh tế toàn cầu khởi phát năm 2008, nổ ra giữa tiền đồn của thế giới tư bản - Hoa Kỳ, đã tạo ra cái “bóng đen” bao trùm toàn xã hội về một sự trắng tay, với những khối tài sản khổng lồ do tước đoạt và tích lũy tư bản hàng ngàn đời nay, những nhà tư bản kếch sù cùng giới tài phiệt là nhanh chân hơn cả trong việc tìm đọc và nghiên cứu lại bộ Tư bản của C.Mác, hòng tìm cách “vá víu” lối thoát trước cảnh sinh - tử của mình. Trước tình cảnh đó, nhà xã hội học người Mỹ Michael Burawoy (2000) nhận xét, chủ nghĩa Mác như chiếc boomerang - càng cố tình ném nó đi xa thì càng khiến nó mau quay trở lại, vì cốt lõi của học thuyết này chính là sự phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản. Ngay cả học giả có tư tưởng bảo thủ như Robert Kagan (2008) lại dùng chính ngôn từ “kết thúc của sự cáo chung của lịch sử” trước đó vốn ám chỉ chủ nghĩa Mác – Lê-nin để mỉa mai những người đã “mừng hụt” và bịa đặt về chủ nghĩa xã hội trên thế giới gần hai thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong cơn suy thoái của nước Mỹ và để cuộc tranh cử vào Nhà trắng lần hai thắng lợi, người đứng đầu nước Mỹ - Tổng thống Obama đã đưa ra các chủ trương, chính sách “nửa xanh, nửa đỏ” - tự do, công bằng, bình đẳng, về một xã hội “tiến lên xã hội chủ nghĩa”.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, ngoài chủ nghĩa Mác – Lê-nin, các học thuyết về xã hội chỉ đặt ra việc cải tạo xã hội thông qua sự thay thế giai cấp bóc lột này bằng giai cấp bóc lột khác để thống trị xã hội. Với lý luận về cách mạng xã hội và đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã thực hiện một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử. Ở đó, vấn đề trung tâm là lật đổ giai cấp bóc lột, đưa giai cấp những người lao động, trước hết là giai cấp công nhân trở thành chủ nhân đích thực của xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng đã chỉ ra đặc trưng riêng có, bản chất, sự sống còn của chủ nghĩa tư bản là dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Thiếu hai vấn đề cơ bản này thì chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản sẽ hoàn toàn biến mất khỏi đời sống nhân loại. Điều mà giai cấp tư sản và các bồi bút của nó luôn rắp tâm che đậy giai cấp những người làm thuê, bị bóc lột. Từ vận dụng phép biện chứng duy vật vào lĩnh vực xã hội, “chủ nghĩa Mác mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế – xã hội”. Với học thuyết giá trị thặng dư, chủ nghĩa Mác đã bóc trần nguồn gốc hình thành nên thu nhập của các nhà tư sản và giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản, nhờ chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Điều mà những kẻ bóc lột, nhất là giai cấp tư sản muốn chôn vùi, che giấu nhân loại để biện minh cho sự giàu lên của họ trong sự bần cùng của giai cấp lao động làm thuê. Với những quy luật phổ biến mà chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã chỉ ra, có thể khẳng định, sự phát triển của nhân loại trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay là một tất yếu và đã được dự báo cách đây hàng trăm năm. Điều đó, chứng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin vẫn là học thuyết khoa học, cách mạng duy nhất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lịch sử. Đời sống xã hội đương đại dù còn nhiều phức tạp và có thể còn phải trải qua biết bao thăng trầm, biến cố; cục diện thế giới dù có đổi thay thế nào chăng nữa, cũng luôn tuân theo những quy luật phổ biến đã được chủ nghĩa Mác – Lê-nin chỉ ra.
Chủ nghĩa Mác – Lê-nin mãi mãi là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta. Hơn tám thập niên qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phấn đấu, hy sinh làm cho đất nước hoàn toàn được độc lập, nhân dân được ấm no, dân tộc vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhờ được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ với tinh hoa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, Đảng đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân, đế quốc thắng lợi, mang lại nền độc lập, tự do, hòa bình cho đất nước; khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ngày càng phát triển; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc; quốc phòng, an ninh vững mạnh, chủ quyền quốc gia được giữ vững, vị thế đất nước được tăng cường, quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở, hội nhập tích cực và sâu rộng với khu vực và thế giới, v.v. Đây là những điều mà không chỉ nhân dân Việt Nam mà còn được hầu hết nhân dân và các chính phủ trên thế giới thừa nhận.
Quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, những lúc gặp khó khăn, vấp váp, sai lầm trong tổ chức thực hiện, hoặc bị công kích, bài bác từ nhiều phía, đã nảy sinh không ít những tư tưởng lo ngại về nền tảng tư tưởng của Đảng. Song cần nhận thức, vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin trên cả ba phương diện: Lập trường của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là lập trường duy vật, cách mạng triệt để. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là khoa học, xuất phát từ thực tiễn, phát hiện quy luật và làm theo quy luật. Phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là phương pháp biện chứng. Đây cũng là lập trường, quan điểm, phương pháp của tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, nắm vững chủ nghĩa Mác – Lê-nin là phải nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp ấy, phải đứng trên quan điểm, lập trường, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lê-nin để từ đó vận dụng giải quyết những vấn đề cách mạng nước ta, thời cục, thời đại đặt ra và phân biệt rõ các vấn đề: những luận điểm nào trước kia, bây giờ vẫn đúng; những luận điểm nào trước kia đúng, nhưng điều kiện lịch sử hiện nay thay đổi, không còn phù hợp, cần phải bổ sung, phát triển hoặc thay đổi; những luận điểm mà C.Mác, V.I.Lê-nin đã phát hiện sai và đã sửa; những luận điểm nào chúng ta hiểu không đầy đủ, hiểu sai do nghiên cứu không thấu đáo, hoặc hiểu theo cách hiểu không đúng của người khác, đảng khác, v.v. Đây là những vấn đề lý luận, quan điểm lớn, cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thông qua thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin ngày càng phát huy, phát triển sống động trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta.
Trước những thời khắc trọng đại của dân tộc, càng nghiên cứu, học tập và quán triệt, chúng ta càng thấy rõ tính đúng đắn, khoa học và cách mạng, sự phù hợp với Việt Nam của chủ nghĩa Mác – Lê-nin; bác bỏ những xuyên tạc, bịa đặt vô lối của các tư tưởng, quan điểm thù địch, sai trái. Bài học đầu tiên mà Đảng ta nêu trong Đại hội XII: “trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam” đã khẳng định rõ điều đó.
Đại tá, PGS, TS. NGUYỄN VĂN QUANG, Viện Khoa học Xã hội và nhân văn Quân sự, Bộ Quốc phòng
nguồn: tapchiqptd.vn
Đấu tranh phản bác luận điệu chống phá bầu cử trên internet
20:51 |Những ngày này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực chuẩn bị tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Thế nhưng đây cũng là dịp các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh vực chính trị tư tưởng với những nội dung phản động như: Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành quả cách mạng, đặc biệt là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực tiễn các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cho thấy: Gạt bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội là khâu đột phá trong chiến lược chống chủ nghĩa xã hội, là đòn tiến công quyết liệt và quyết định làm tan rã chế độ và hệ thống XHCN. Vì vậy, các thế lực thù địch đang hằng ngày, hằng giờ tung ra nhiều tài liệu, các bài viết, các ấn phẩm phản động... tán phát ở khắp nơi thông qua nhiều phương tiện thông tin, đặc biệt là qua internet. Đây là một hình thức chống phá cực kỳ nguy hiểm. Bởi ưu thế vượt trội của internet là: Dung lượng thông tin lớn, thông tin có thể tán phát cả trong và ngoài nước; tốc độ truyền tin nhanh, chuyển tải đơn giản, truy nhập dễ dàng, dễ thỏa mãn nhu cầu nghe-nhìn. Điều đáng lo ngại là phần lớn số người sử dụng internet ở nước ta hiện nay là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, nên những thông tin xấu độc sẽ có tác hại ghê gớm khi làm cho thế hệ trẻ có cái nhìn lệch lạc về lịch sử, xã hội và chủ trương, đường lối của Đảng. Lợi dụng hệ thống thông tin mạng toàn cầu, các thế lực phản động nước ngoài đã và đang xây dựng khá nhiều trang thông tin có nội dung khiêu khích, lôi kéo, kích động, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Các trang tin này được thiết kế sử dụng tiếng Việt với nhiều hình thức thông tin có tác dụng thu hút, lôi kéo người dân trong nước truy nhập vào, để rồi cài vào đó các thông tin có tính chất phản động, chống đối.
Ngày nay, thư điện tử (email) là một dạng dịch vụ không thể thiếu đối với người sử dụng internet. Mỗi ngày có hàng tỷ thư điện tử được truyền đi qua internet, do đó các phần tử phản động sử dụng danh sách email gửi các tài liệu chống đối ta với số lượng lớn. Đặc biệt, gần đây trên internet xuất hiện một số trang thông tin điện tử (website) tiếng Việt như: Website của một số cơ quan thông tin chính thức nước ngoài; website của nhóm người Việt phản động lưu vong ở nước ngoài; website của một số cơ sở dịch vụ công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông nước ngoài… mang nội dung sai trái, phản động. Họ biết rằng sức mạnh của Đảng ta và chế độ XHCN là sự thống nhất, gắn bó giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, những phần tử cơ hội thù địch dùng nhiều “ngón đòn” tinh vi và xảo quyệt tập trung công phá vào vai trò lãnh đạo của Đảng, hòng tạo ra sự đối lập Đảng với Nhà nước và nhân dân, tiến tới gạt bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Gần đây họ tán phát tài liệu “Đại hội XII-một thất bại chung của Việt Nam”, họ cho rằng: Đại hội XII chỉ có một kết quả, đó là ai ở, ai đi và kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Vì vậy, sau Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục yếu đi, nội bộ ngày càng phân hóa. Một số thế lực lại cho rằng: Ở các nước tư bản phương Tây, “nhiều việc không có đảng lãnh đạo dân người ta vẫn làm được”. Rồi họ kết luận: “Đảng chỉ cần thiết khi chưa giành được chính quyền, khi đã có chính quyền Đảng nên trao quyền lại cho nhân dân, cho bộ máy nhà nước”, như thế mới thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với kiểu lý luận lập lờ như trên, họ đã không cắt nghĩa đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội thông qua bộ máy Nhà nước nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thực chất những quan điểm thù địch nêu trên là biểu hiện cụ thể của thủ đoạn thâm độc, nham hiểm nhằm từng bước tạo ra sự mất lòng tin của dân với Đảng, dọn đường cho sự hình thành tư tưởng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
Để tiếp tục thực hiện âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch cũng ráo riết công kích các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ. Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ nay đã lỗi thời, nó chỉ phù hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, thực hiện tập trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền... Đây là chiêu trò chống phá Đảng từ bản chất, làm cho Đảng thoái hóa, biến chất, phá vỡ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, đẩy Đảng về thời kỳ “tiểu tổ, phân tán”, kích động tư tưởng dân chủ theo lối tự do vô chính phủ, từng bước làm mất sức mạnh và vai trò, uy tín của Đảng đối với toàn xã hội.
Cần phải thấy rằng sự tác động của các quan điểm thù địch, sai trái thông qua internet đã làm cho nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều nguy hiểm là các luồng thông tin xấu độc ấy sẽ tác động vào một bộ phận thanh niên, sinh viên và một số văn nghệ sĩ, trí thức “cấp tiến” khiến họ bị lung lạc niềm tin và có những hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc và nhân dân, tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống đối Đảng, chống đối chế độ.
Những vấn đề trên đây không phải cho đến nay các thế lực thù địch mới tiến hành mà chúng đeo đuổi hàng chục năm nay nhưng quyết liệt hơn trong những thời điểm đất nước có những sự kiện lớn và hiện nay là khi ta đang chuẩn bị cho đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Từ những vấn đề trên ta có thể thấy, mưu toan bao trùm của các thế lực thù địch là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, làm chệch mục tiêu phát triển đất nước, đường lối phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu cuối cùng là thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy chúng ta cần tỉnh táo nhận diện đúng, cảnh giác và vạch trần bản chất, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, không bất ngờ, hoảng hốt trước sự tấn công trên mặt trận chính trị, tư tưởng của các thế lực thù địch. Mọi cán bộ, đảng viên cần bình tĩnh xem xét, phân tích và nhận rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm mà các thế lực thù địch đang ra sức chống phá, từ đó làm thật tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, vạch rõ sự gian trá cả về mặt lý luận và thực tiễn mà các thế lực thù địch đã rao giảng trong thời gian qua. Bên cạnh đó cũng cần phân biệt các quan điểm sai trái, thù địch với các ý kiến đóng góp của một số cử tri theo hướng xây dựng, gạn đục khơi trong, tâm huyết với con đường phát triển của đất nước… Chủ động thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và vô hiệu hóa mọi thủ đoạn tung tin, truyền bá những quan điểm sai trái trên internet, nhằm tạo ra sự "miễn dịch” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
Thế nhưng đây cũng là dịp các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh vực chính trị tư tưởng với những nội dung phản động như: Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành quả cách mạng, đặc biệt là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực tiễn các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cho thấy: Gạt bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội là khâu đột phá trong chiến lược chống chủ nghĩa xã hội, là đòn tiến công quyết liệt và quyết định làm tan rã chế độ và hệ thống XHCN. Vì vậy, các thế lực thù địch đang hằng ngày, hằng giờ tung ra nhiều tài liệu, các bài viết, các ấn phẩm phản động... tán phát ở khắp nơi thông qua nhiều phương tiện thông tin, đặc biệt là qua internet. Đây là một hình thức chống phá cực kỳ nguy hiểm. Bởi ưu thế vượt trội của internet là: Dung lượng thông tin lớn, thông tin có thể tán phát cả trong và ngoài nước; tốc độ truyền tin nhanh, chuyển tải đơn giản, truy nhập dễ dàng, dễ thỏa mãn nhu cầu nghe-nhìn. Điều đáng lo ngại là phần lớn số người sử dụng internet ở nước ta hiện nay là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, nên những thông tin xấu độc sẽ có tác hại ghê gớm khi làm cho thế hệ trẻ có cái nhìn lệch lạc về lịch sử, xã hội và chủ trương, đường lối của Đảng. Lợi dụng hệ thống thông tin mạng toàn cầu, các thế lực phản động nước ngoài đã và đang xây dựng khá nhiều trang thông tin có nội dung khiêu khích, lôi kéo, kích động, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Các trang tin này được thiết kế sử dụng tiếng Việt với nhiều hình thức thông tin có tác dụng thu hút, lôi kéo người dân trong nước truy nhập vào, để rồi cài vào đó các thông tin có tính chất phản động, chống đối.
Ngày nay, thư điện tử (email) là một dạng dịch vụ không thể thiếu đối với người sử dụng internet. Mỗi ngày có hàng tỷ thư điện tử được truyền đi qua internet, do đó các phần tử phản động sử dụng danh sách email gửi các tài liệu chống đối ta với số lượng lớn. Đặc biệt, gần đây trên internet xuất hiện một số trang thông tin điện tử (website) tiếng Việt như: Website của một số cơ quan thông tin chính thức nước ngoài; website của nhóm người Việt phản động lưu vong ở nước ngoài; website của một số cơ sở dịch vụ công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông nước ngoài… mang nội dung sai trái, phản động. Họ biết rằng sức mạnh của Đảng ta và chế độ XHCN là sự thống nhất, gắn bó giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, những phần tử cơ hội thù địch dùng nhiều “ngón đòn” tinh vi và xảo quyệt tập trung công phá vào vai trò lãnh đạo của Đảng, hòng tạo ra sự đối lập Đảng với Nhà nước và nhân dân, tiến tới gạt bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Gần đây họ tán phát tài liệu “Đại hội XII-một thất bại chung của Việt Nam”, họ cho rằng: Đại hội XII chỉ có một kết quả, đó là ai ở, ai đi và kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Vì vậy, sau Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục yếu đi, nội bộ ngày càng phân hóa. Một số thế lực lại cho rằng: Ở các nước tư bản phương Tây, “nhiều việc không có đảng lãnh đạo dân người ta vẫn làm được”. Rồi họ kết luận: “Đảng chỉ cần thiết khi chưa giành được chính quyền, khi đã có chính quyền Đảng nên trao quyền lại cho nhân dân, cho bộ máy nhà nước”, như thế mới thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với kiểu lý luận lập lờ như trên, họ đã không cắt nghĩa đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội thông qua bộ máy Nhà nước nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thực chất những quan điểm thù địch nêu trên là biểu hiện cụ thể của thủ đoạn thâm độc, nham hiểm nhằm từng bước tạo ra sự mất lòng tin của dân với Đảng, dọn đường cho sự hình thành tư tưởng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.
Để tiếp tục thực hiện âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch cũng ráo riết công kích các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ. Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ nay đã lỗi thời, nó chỉ phù hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, thực hiện tập trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền... Đây là chiêu trò chống phá Đảng từ bản chất, làm cho Đảng thoái hóa, biến chất, phá vỡ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, đẩy Đảng về thời kỳ “tiểu tổ, phân tán”, kích động tư tưởng dân chủ theo lối tự do vô chính phủ, từng bước làm mất sức mạnh và vai trò, uy tín của Đảng đối với toàn xã hội.
Cần phải thấy rằng sự tác động của các quan điểm thù địch, sai trái thông qua internet đã làm cho nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều nguy hiểm là các luồng thông tin xấu độc ấy sẽ tác động vào một bộ phận thanh niên, sinh viên và một số văn nghệ sĩ, trí thức “cấp tiến” khiến họ bị lung lạc niềm tin và có những hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc và nhân dân, tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống đối Đảng, chống đối chế độ.
Những vấn đề trên đây không phải cho đến nay các thế lực thù địch mới tiến hành mà chúng đeo đuổi hàng chục năm nay nhưng quyết liệt hơn trong những thời điểm đất nước có những sự kiện lớn và hiện nay là khi ta đang chuẩn bị cho đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Từ những vấn đề trên ta có thể thấy, mưu toan bao trùm của các thế lực thù địch là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, làm chệch mục tiêu phát triển đất nước, đường lối phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu cuối cùng là thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy chúng ta cần tỉnh táo nhận diện đúng, cảnh giác và vạch trần bản chất, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, không bất ngờ, hoảng hốt trước sự tấn công trên mặt trận chính trị, tư tưởng của các thế lực thù địch. Mọi cán bộ, đảng viên cần bình tĩnh xem xét, phân tích và nhận rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm mà các thế lực thù địch đang ra sức chống phá, từ đó làm thật tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, vạch rõ sự gian trá cả về mặt lý luận và thực tiễn mà các thế lực thù địch đã rao giảng trong thời gian qua. Bên cạnh đó cũng cần phân biệt các quan điểm sai trái, thù địch với các ý kiến đóng góp của một số cử tri theo hướng xây dựng, gạn đục khơi trong, tâm huyết với con đường phát triển của đất nước… Chủ động thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và vô hiệu hóa mọi thủ đoạn tung tin, truyền bá những quan điểm sai trái trên internet, nhằm tạo ra sự "miễn dịch” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.
TRẦN VĂN HUYÊN
Nguồn: internet
Nguồn: internet
Nghị quyết của UNESCO về Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1987)
20:38 |Ghi chép của Đại Hội Đồng
Kỳ họp thứ 24, Paris,
20 Tháng Mười đến 20 Tháng Mười Một 1987
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO
Nghị quyết 18.65 được thông qua bởi Đại Hội Đồng tại kì họp lần thứ 24.
18.65 Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại Hội Đồng
Căn cứ Việc tổ chức lễ kỉ niệm quốc tế của những danh nhân có văn hóa và trí tuệ kiệt xuất góp phần thực hiện mục tiêu của UNESCO và sự hiểu biết chung toàn thế giới,
Căn cứ Nghị quyết 4.351 kì họp thứ 18 của Đại Hội Đồng liên quan tới các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của những nhân cách lớn và sự kiện để lại dấu ấn trên sự phát triển của loài người.
Chú ý rằng: năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và Danh nhân văn hóa thế giới (note: có thể dịch là ‘nhà văn hoá lớn’ hoặc ‘nhà văn hoá kiệt xuất’)
Xem xét đến: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ,
Xem xét đến: Những đóng góp quan trọng và nhiều chiều của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam trải dài mấy nghìn năm lịch sử, và Tư tưởng của Hồ Chí Minh tiêu biểu cho nguyện vọng của các dân tộc khẳng định nền văn hóa thống nhất của họ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau,
1.Khuyến nghị các nước thành viên tham gia vào các hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức các sự kiện khác nhau tỏ lòng kính trọng tới Chủ tịch, để tuyên truyền rộng rãi những hiểu biết về sự vĩ đại của những tư tưởng và những việc Hồ Chí Minh đã làm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
2.Đề nghị Tổng giám đốc UNESCO có những bước làm thích hợp để tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ thêm cho các hoạt động kỉ niệm nhân dịp này, đặc biệt là các hoạt động diễn ra ở Việt Nam.
(Bản dịch của website thehehochiminh.net)
Optical Character Recognition (OCR) document. WARNING!
Spelling errors might subsist. In order to access
to the original document in image form, click on “Original” button on 1st page.
Records of the General Conference
Twenty-fourth Session Paris, 20 October to 20 November 1987
18.65 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh
Page.134
18.65 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh
The General Conference,
Considering that the international celebration of the anniversaries of eminent intellectual and cultural personalities contributes to the realization of Unesco’s objectives and to international understanding,
Recalling 18 C/Resolution 4.351 concerning the commemoration of the anni–versaries of great personalities and events which have left an imprint on the development of humanity,
Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture,
Considering that President Ho Chi Minh, an outstanding symbol of national affirmation, devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of
peoples for peace, national independence, democracy and social progress,
Considering that the important and many-sided contribution of Chi Minh in the fields of culture, education and the lizes the cultural tradition of the Vietnamese stretches back several thousand years, and that his
President Ho arts crystal–people which ideals embody the aspirations of peoples in the affirmation of their cultural identity and the promotion of mutual understanding,
1. Recommends to Member States that they join in the commemoration of the centenary of the birth of President Ho Chi Minh by organizing various events as a tribute to his memory, in order to spread
knowledge of the greatness of his ideals and of his work for national liberation;
2. Requests the Director–General of Unesco to take appropriate steps to celebrate the centenary of the birth of President Ho Chi Minh and to lend his support to commemorative activities organized on that occasion, in particular those taking place in Viet Nam.
[Video bài giảng] Bài 1: Cơ sở, Quá trình hình thành và pháp triển Tư Tưởng Hồ Chí Minh
20:32 |Xin trân trọng giới thiệu video bài giảng của th.s Nguyễn Thị Bích Thủy về Bài 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh!
Tiểu sử tân Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
07:48 |THƯỢNG TƯỚNG TÔ LÂM
Ngày sinh: 10-7-1957
Quê quán: xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Nơi ở hiện nay: Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Ngày vào Đảng: 22-8-1981; Ngày chính thức: 22-8-1982
-Trình độ được đào tạo:
+ Giáo dục phổ thông: 10/10
+ Chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh
+ Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sỹ luật
+ Lý luận chính trị: cao cấp
+ Ngoại ngữ: Tiếng Anh
Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI, XII
Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII
* Tóm tắt quá trình công tác:
- Từ 1974-1979: Sinh viên Trường Đại học ANND (nay là Học viện ANND)
- Từ 1979-1988: Cán bộ Tổng cục An ninh – Bộ Công an
- Từ 1988-1993: Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Tổng cục An ninh – Bộ Công an
- Từ 1993-2006: Phó Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng cục An ninh – Bộ Công an
- Từ 2006-2009: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục An ninh I – Bộ Công an. Tháng 4-2007 được phong hàm Thiếu tướng.
- Từ 2009 đến 8-2010: Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I – Bộ Công an. Tháng 7/2010 được phong hàm Trung tướng.
- Từ 8- 2010 đến 1-2016: Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 9-2014 được phong quân hàm Thượng tướng.
- Từ 1- 2016 đến nay: Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
PV (infographic Vũ Hùng) - Nguồn: http://cand.com.vn/
Phải làm cho đất nước là nơi đáng sống
07:37 |Buổi họp quốc hội sáng 1/4/2016 bất ngờ thu hút sự chú ý của dư luận qua bài phát biểu đầy ấn tượng của luật sư Trương Trọng Nghĩa. Trong 7 phút ngắn ngủi, những phát biểu của luật sư Nghĩa đã khiến toàn bộ hội trường quốc hội với hơn 500 đại biểu phải im lặng.
Kính thưa Quốc hội,
Về cơ bản, tôi nhất trí với những đánh giá và giải pháp đề ra cho nhiệm kỳ tới trong Báo cáo của Chính phủ, về kinh tế chúng ta có đủ, thậm chí dư chuyên gia trong và ngoài nước để đề ra những chính sách và giải pháp rất hay, rất đúng và rất sát hợp. Vấn đề của chúng ta là tại sao khi thực hiện thì lại không đạt được mục tiêu, chất lượng, hiệu quả và tốc độ mong muốn. Ngoài ra, bối cảnh tình hình năm 2016 và những năm tới đây có nhiều đe dọa, thách thức. Vì vậy, tôi xin góp thêm một vài ý kiến nhỏ vào giải pháp trong thời gian tới.
Về bối cảnh tình hình, tôi nhất trí với đánh giá Báo cáo của Chính phủ là tình hình phức tạp, căng thẳng trên biển Đông đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục là Trung tâm phát triển năng động các nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự và cạnh tranh chiến lược trong khu vực ngày càng quyết liệt, tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tranh chấp trên biển trong khu vực diễn biến phức tạp, gay gắt, khó lường. Diễn biến trên biển Đông có thể sẽ căng thẳng, gay gắt, phức tạp hơn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị, xã hội.
Tôi đồng ý với đại biểu Võ Thị Dung ở thành phố Hồ Chí Minh, đất nước chúng ta đang có ngoại xâm và nội xâm, nghĩa là chúng ta đang bị xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm bằng sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đang bị đe dọa và thách thức nghiêm trọng. Vậy thì chúng ta phải làm gì? Trước hết, tôi nhất trí với quan điểm phát triển đầu tiên nêu trong Báo cáo của Chính phủ, đó là phải đột phá trong đổi mới tư duy phát triển nhất quán và đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất.
Trong quan điểm này, tôi muốn nhấn mạnh 2 cụm từ quốc gia, dân tộc và người dân. Tôi nhận thức hàng ngàn năm qua ông cha ta giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chính là nhờ bài học xuyên suốt là dựa vào dân, dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, tôi xin bổ sung vào phần quan điểm phát triển của báo cáo một đoạn sau đây: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, động viên lòng yêu nước của đồng bào trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Câu nói này giống như một khẩu hiệu quen thuộc, ai cũng tán thành, nhưng vừa qua, nhận thức về nội hàm của nó có sự không nhất trí. Do đó, có những chủ trương, biện pháp gây tổn thương đến khối đại đoàn kết dân tộc, làm ly tán lòng người.
Để thực hiện đột phá trong đổi mới tư duy phát triển nhất quán đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích người dân là mục tiêu cao nhất và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên lòng yêu nước của đồng bào trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước chúng ta phải làm gì.
Thứ nhất, phải làm cho đất nước là nơi đáng sống, người dân và người nước ngoài muốn đến, muốn ở lại chứ không phải muốn ra đi. Năm 1946, khi cụ Hồ sang Pháp hội tụ rất nhiều trí thức thành đạt đã từ bỏ vinh hoa, phú quý đi theo cụ về nước, về chiến khu kháng chiến. Nhiều trí thức Việt Nam ở nước ngoài đã ủng hộ kháng chiến chống Mỹ, cho dù phải trả giá đắt về tiền đồ cuộc sống và kể cả tính mạng như Nguyễn Thái Bình.
Hiện nay, không ít trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân thành đạt muốn ra đi, một bộ phận cán bộ, công chức về hưu hay đương chức cũng tìm cách cho mình hay con cháu mình định cư ở nước ngoài, không phải vì nghèo, vì tiền mà vì cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không bảo đảm đầy đủ và lo sợ ở đất nước bị lệ thuộc, điều này ai cũng thấy, cũng biết.
Thứ hai, phải bảo đảm cho người dân nếu chưa giàu thì cũng phải có tự do dân chủ, an toàn, an ninh, công bằng, công lý, được xã hội quan tâm, sống với nhau có tình nghĩa, có văn hóa, đạo đức tốt đẹp, làm cho người dân tự hào về người Việt Nam, nước Việt Nam, cho dù chúng ta còn nghèo và chưa phát triển.
Thứ ba, trong phát triển kinh tế và tiêu dùng hàng ngày phải động viên 90 triệu đồng bào thắt lưng buộc bụng, cần cù siêng năng, thanh niên chăm học, chăm làm, bớt nhậu nhẹt, tiêu xài phung phí, người dân ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam và ưu tiên dùng hàng Việt Nam cho dù chưa bằng hàng ngoại, việc này kinh nghiệm của nhiều nước chúng ta đã biết. Doanh nghiệp nội địa không vì lợi ích thiển cận ích kỷ, dìm nhau, phá nhau trên thị trường, thậm chí đầu độc nhau bằng thực phẩm, chế biến độc hại. Chấm dứt các dự án gây ô nhiễm tàn phá thiên nhiên và đã hủy hoại môi trường sống của mình và con cháu mình. Cán bộ, công chức giảm bớt lãng phí và tuyên thệ không tham nhũng khi nhậm chức và trước mắt cố gắng giảm bớt tham nhũng trong quan hệ với dân và doanh nghiệp.
Thứ tư, phải tăng cường thực chất khối đại đoàn kết của 54 dân tộc, đoàn kết vùng miền, đoàn kết đồng bào trong, ngoài nước, hàn gắn các vết thương của quá khứ và không khoét thêm những vết thương mới.
Thứ năm, lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất, nghĩa là phải xác định cho đúng ta, bạn, thù. Ta là đồng bào 54 dân tộc Việt Nam đang sống ở Việt Nam và hải ngoại, ta là nhân dân ta. Bạn là những ai ủng hộ một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Còn thù là thế lực thù địch, đó là những thế lực cản trở đổi mới, cản trở phát triển, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân, làm cho nước ta suy yếu, lệ thuộc nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại an toàn, an ninh của đất nước.
Ngoài những thế lực thù địch ấy thì còn lại là ta và là bạn của ta cho dù có sự khác biệt về phương pháp, về quan điểm và về nhận thức. Xác định không đúng ta, bạn, thù, có thể xảy ra tình hình thay vì thêm bạn, bớt thù thì lại thêm thù, bớt bạn, coi bạn là thù và coi thù là bạn, thay vì đánh vào địch thì lại đánh vào ta, ta vì tăng cường đại đoàn kết thì lại làm suy yếu đại đoàn kết dân tộc. Tên Diên Hồng của hội trường này bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử minh chứng cho một chân lý. Hàng ngàn năm qua dân tộc ta đã luôn phải chống lại những kẻ ngoại xâm đông và mạnh hơn mình, nhưng cuối cùng vẫn luôn luôn thắng lợi, bởi vì nuôi dưỡng và tập hợp được lòng yêu nước của toàn dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cuối cùng, xin nhắc lại câu thơ có ý nghĩa lịch sử sâu xa của nhà thơ Tố Hữu và xin phép điều chỉnh lại đôi chút cho phù hợp với tình hình hiện nay: “Nỏ thần chớ để sa tay giặc – Mất cả đất liền cả biển sâu”. Nỏ thần của chúng ta chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào hợp thành khối đại đoàn kết dân tộc, nhờ nó mà đất nước và dân tộc này đã tồn tại hơn 4.000 năm qua, cũng nhờ nó mà dân tộc Việt Nam giữ vững được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đất nước ta sẽ gia nhập đội ngũ các quốc gia phát triển trong nửa đầu thế kỷ này, người dân Việt Nam sẽ tự hào không chỉ vì là một dân tộc anh hùng mà còn là một dân tộc biết cách trở thành văn minh và thịnh vượng.
Xin cảm ơn Quốc hội.
Nguồn: tolam.org.
Chúc mừng tân Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
07:30 |Ngày 9/4 tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Thượng tướng Tô Lâm được Quốc hội bầu làm Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là sự ghi nhận đánh giá cao của Đảng và Nhân dân với những đóng góp của Thượng tướng Tô Lâm cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước khi trở thành Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm từng đảm trách nhiều chức vụ quan trọng của ngành Công an. Đặc biệt trong cương vị Thứ trưởng Bộ Công an, ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước, nâng cao vị trí, hình ảnh của người chiến sỹ Công an Nhân dân.
Năm 2014, ông được nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăng quân hàm lên Thượng tướng. Một năm sau được phong hàm Giáo sư ngành Khoa học An ninh. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Thượng tướng Tô Lâm vinh dự được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Hình ảnh về sự tận tụy cống hiến của Thượng tướng Tô Lâm để góp phần giữ bình yên cho đất nước được Chủ tịch nước Trần Đại Quang gói gọn trong nhận xét: “Trải qua gần 40 năm công tác trong lực lượng Công an nhân dân, 30 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng quang vinh, Thượng tướng Tô Lâm luôn nêu cao bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất cách mạng trong sáng, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; đề cao trách nhiệm trong chỉ huy, chỉ đạo, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, lực lượng CAND giao phó”.
Đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng, thời cơ, thuận lợi rất to lớn song nhiệm vụ đặt ra cho ngành Công an cũng hết sức nặng nề. Với kinh nghiệm phong phú từ thực tiễn, luôn chủ động, có tầm nhìn và quyết đoán trong điều hành. Thượng tướng Tô Lâm được các quan chức và chính trị gia quốc tế đánh giá cao. Theo nhận xét chung của Phó Đại sứ Virginia Palmer và Đại sứ Michael Michalak của Hoa Kỳ: “ông Lâm là nhân vật cứng rắn, nhưng thông minh và quan tâm tới việc tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực”.
Trên cương vị mới, kỳ vọng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đem hết sức mình hoàn thành tốt sứ mệnh chỉ huy lực lượng Công an Nhân dân phát huy sức mạnh của Nhân dân trong phong trào Toàn dân bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh trật tự và bảo vệ đất nước, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Nguồn: tolam.org
Giới thiệu Tác giả và Blog
23:27 |Tổ Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ môn Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Học viện An ninh nhân dân gồm 5 giảng viên, trong đó có 3 thạc sĩ, 2 đ/c đang học Nghiên cứu sinh, 2 đ/c đang học cao học tại Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân cho học viên các lớp đào tạo, tại chức, văn bằng 2, liên thông, nâng bậc, dân sự, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, lý luận chính trị trung cấp mở tại Học viện và Công an các địa phương.
Bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy khối lượng hàng nghìn giờ giảng mỗi năm. Về công tác nghiên cứu khoa học, Bộ môn đã chủ biên và tham gia nhiều đề tài khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở, biên soạn nhiều đầu sách, giáo trình, tài liệu học tập. Một số công trình tiêu biểu:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, Nxb.CTQG - Sự thật, 2015.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb.CTQG - Sự thật, 2015.
- 125 câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Công an nhân dân, Nxb.CTQG - Sự thật, 2015.
- Vận dụng một số nội dung khoa học chính trị trong Công tác công an, Nxb.CTQG - Sự thật, 2016.
Giáo viên Bộ môn cũng tham gia viết nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín hàng đầu như: Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Công an nhân dân, Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh, Tạp chí Khoa học Quân sự, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Tạp chí Nội chính, Tạp chí Mặt trận...
Blog: tutuonghochiminhc500.blogspt.com được lập ra với mục đích tập hợp, công bố những công trình nghiên cứu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu, học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân; tuyên truyền, giáo dục việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân; góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Blog cũng là diễn đàn cho các giáo viên, học viên và những bạn đọc quan tâm trao đổi chuyên môn, chia sẻ thông tin về tình hình chính trị, thời sự và vấn đề đổi mới giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong Công an nhân dân.
Bộ môn trân trọng sự quan tâm, góp ý, cộng tác của bạn đọc trong và ngoài ngành Công an.
BAN BIÊN TẬP